Giáo trình Triết học
(Dùng cho khối không chuyên ngành Triết học trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ), Hà Nội : Chính trị Quốc gia Sự thật, 2022.
Chương IV: Vai trò của khoa học và công nghệ trong sự phát triển xã hội
3. Khoa học và công nghệ Việt Nam
3.1. Thành tựu của nền khoa học và công nghệ Việt Nam
- Khoa học xã hội và nhân văn: Khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam thế k XX, trên thực tế, được kế thừa những di sản và tiếp thu các thành tựu từ các nền khoa học tiên tiến trên thế giới. Các kết quả nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong nhiều thập niên qua đã cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; làm rõ hơn con đường phát triển đặc thù của đất nước; cung cấp luận cứ cho công cuộc đổi, mới góp phần đổi mới hệ thống chính trị, xác định rõ mô hình phát triển kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi; hoàn thiện hệ thống luật pháp. Bước đầu Khoa học xã hội và nhân văn đã làm rõ cơ chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiêu chí của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; khẳng định các hệ giá trị và bản sắc văn hóa Việt Nam; khẳng định chủ quyền quốc gia đối với các quần đảo Hoàng sa, Trường sa và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, xã hội, tôn giáo đã góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát huy giá trị của nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, duy trì ổn định chính trị xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển đất nước. Kết quả của các dự án, chương trình điều tra về kinh tế, xã hội, môi trường các vùng, về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã hình thành cơ sở dữ liệu quan trọng giúp đánh giá đúng nguồn lực, lợi thế và những vấn đề đặt ra cho sự phát triển của đất nước nói chung, các vùng, các địa phương nói riêng
- Khoa học tự nhiên: Nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên đã có bước phát triển mới, hình thành nên một số lĩnh vực khoa học và công nghệ mang tính đa ngành mới như khoa học và công nghệ vũ trụ, khoa học và công nghệ y sinh, khoa học và công nghệ tính toán, khoa học và công nghệ về môi trường, khoa học và công nghệ biển, khoa học và công nghệ nano, khoa học và công nghệ hạt nhân...; làm rõ các giá trị tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần dự báo và hạn chế hậu quả thiên tai và biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong những nước đi đầu ở Đông Nam Á trong việc tham gia chương trình nghiên cứu của UNESCO về các khu dự trữ sinh quyển. Trên thực tế, nền toán học, vật lý học, y học của Việt Nam đã đạt được thứ hạng cao trong khu vực, với một số nhà khoa học tr tài năng ở trình độ thế giới.
Khoa học Việt Nam đã tạo tiền đề hình thành một số lĩnh vực khoa học và cong nghệ mới vũ trụ, y sinh, hạt nhân. Các nghiên cứu theo hướng ứng dụng đã tạo ra các kết quả có tính thực tiễn cao, tiệm cận được trình độ các nước trong khu vực về công nghệ nano, tế bào gốc, giải mã gen cây trồng, vật nuôi và giải mã bộ gen người26.
- Y học Việt Nam đã thành công trong lĩnh vực ghép tạng và đa tạng trên người, dẫn đầu khu vực về phẫu thuật nội soi, làm chủ quy trình phân lập, bảo quản tế bào gốc. Việt Nam là quốc gia tự nghiên cứu, sản xuất được nhiều loại v c xin phòng các bệnh hiểm nghèo và tiêm chủng mở rộng, mới đây là vắc xin Rotavin.
- Khoa học kỹ thuật và công nghệ: Nền khoa học kỹ thuật và công nghệ Việt Nam đã có đóng góp tích cực thúc đẩy ứng dụng và đổi mới công nghệ trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh, cải thiện tốc độ tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Số lượng các sáng chế của người Việt Nam được đăng ký bảo hộ có sự gia tăng mạnh: trong những năm 2006- 2010, số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ tăng 6 lần so với giai đoạn 1996- 2000 và gấp 2 lần giai đoạn 2001-20051.
Thị trường khoa học và công nghệ và các dịch vụ khoa học và công nghệ đã bước đầu hình thành, hứa hẹn tiềm năng lớn. Các quyền về tài sản trí tuệ, quyền giao dịch và mua bán công nghệ được Nhà nước bảo hộ. Hàng năm có trên 100 sáng chế của người Việt Nam được xác lập, hàng vạn nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam được bảo hộ. Dịch vụ tư vấn, giám định, định giá tài sản trí tuệ và công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa được tăng cường. Các chợ công nghệ và thiết bị Techmart, hoạt động trình di n, kết nối cung cầu công nghệ đã được triển khai, hoạt động hỗ trợ sáng kiến của người dân được quan tâm.
Trong các lĩnh vực kinh tế : Nền khoa học Việt Nam đã tự lực xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La 2400 MW lớn nhất Đông Nam Á, trong đó có thiết bị cơ khí thủy công và thiết bị nâng hạ 1200 tấn. Việt Nam là một trong 3 nước ở Châu Á và một trong 10 nước trên thế giới làm chủ thiết kế và chế tạo giàn khoan dầu khí tự nâng 90m nước, 120 m nước... Ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông phát triển vượt bậc với việc chúng ta đang chuẩn bị sản xuất vi mạch điện tử. Thị trường viễn thông Việt Nam đã được xếp thứ 13 Châu Á về cả quy mô và tốc độ phát triển trên 3 lĩnh vực: cố định, di động và Internet, sản phẩm phần mềm của BKAV được sử dụng ở 106 quốc gia, sản phẩm của Tosy được trình di n ở nhiều triển lãm công nghệ quốc tế. Việt Nam đã đưa lên quỹ đạo các vệ tinh vi n thông Vinasat1 và Vinasat 2, vệ tinh vi n thám VNREDSAT và đã chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ Pico. Khoa học Việt Nam cũng đã làm chủ công nghệ tiên tiến trong thiết kế, thi công các công trình giao thông, xây dựng có trình độ công nghệ cao: cầu bê tông đúc hẫng khẩu độ trên 150m, cầu dây văng nhịp lớn, cầu Pá Uôn trụ cao gần 100 m. Các kết quả nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã đóng góp tới 30% giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về năng suất và sản lượng xuất khẩu lúa gạo, hạt tiêu, hạt điều, cao su, cá tra, hải sản... Chúng ta cũng đã làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo và sử dụng vũ khí, khí tài, phương tiện hiện đại, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Và mặc dù còn nhiều khó khăn, xếp hạng thứ 132/142 trên thế giới về GDP, nhưng Việt Nam được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO xếp hạng 76/142 quốc gia trên thế giới, và xếp thứ 7/37 quốc gia có thu nhập trung bình thấp về trình độ đổi mới sáng tạo27.
- Trong quan hệ quốc tế v khoa học công nghệ, việc hợp tác nghiên cứu, đào tạo và hoạt động khoa học được đẩy mạnh. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác về khoa học và công nghệ với trên 70 nước, tổ chức quốc tế và vùng lãnh thổ; là thành viên của 100 tổ chức quốc tế và khu vực về khoa học và công nghệ. Bộ khoa học và công nghệ có bộ phận đại diện ở 12 nước có trình độ phát triển cao. Đã có hơn 80 hiệp định, thỏa thuận hợp tác khoa học và công nghệ cấp Chính phủ và cấp Bộ đã được ký kết và đang thực hiện. Mới đây ngày 6/5/2014 Việt Nam đã ký chính thức Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự (Hiệp định 123) với Hoa Kỳ góp phần nâng cao năng lực ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, phục vụ chương trình điện hạt nhân của Việt Nam.
- Tiềm lực khoa học và công nghệ có bước phát triển ngày càng nhanh. Cho đến nay cả nước có khoảng 4,28 triệu người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có 24,3 nghìn tiến sỹ, 101 nghìn thạc sỹ, trên 62 nghìn người làm R&D chuyên nghiệp. Các tổ chức khoa học và công nghệ công lập trong những năm gần đây được chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Nguồn lực tài chính ành cho khoa học và công nghệ được duy trì mức 2% tổng chi ngân sách nhà nước và tổng đầu tư của toàn xã hội cho khoa học và công nghệ năm 2013 đạt khoảng 1,2% GDP, đã có hơn 20 tỉnh, thành phố và hàng trăm doanh nghiệp lớn thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt có doanh nghiệp dành tới 20% thu nhập sau thuế cho hoạt động khoa học và công nghệ. Hệ thống các khu công nghệ cao cũng đã được đầu tư phát triển, với 3 khu công nghệ cao quốc gia, 8 khu công viên phần mềm tập trung, 12 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các địa phương. Hạ tầng thông tin khoa học và công nghệ đã có bước phát triển về chất trên cơ sở ứng dụng rộng rãi mạng Internet, mạng Vinaren và các thư viện điện tử.
- Cho đến nay, nền tảng pháp lý cho hoạt động khoa học và công nghệ Việt Nam về cơ bản đã được hoàn thiện. Nghị quyết số 20 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Luật khoa học và công nghệ 2013 và hàng loạt cơ chế chính sách mới đã được ban hành, tạo điều kiện cho khoa học và công nghệ đổi mới mạnh mẽ và ngày càng hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đồng bộ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2020, gắn kết mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực, địa phương và cả nền kinh tế. Cơ chế quản lý tổ chức và hoạt động khoa học và công nghệ được đổi mới đã bước đầu giải phóng sức sáng tạo của cộng đồng khoa học và công nghệ.
Để đạt được những thành tựu nói trên, bên cạnh sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, là sự nỗ lực không mệt mỏi trong lao động sáng tạo của các thế hệ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam và những người dân say mê sáng tạo, đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, lập nên những kỳ tích về khoa học, kỹ thuật trong các cuộc kháng chiến cũng như trong xây dựng và phát triển đất nước.
TRIẾT HỌC NHÂN VĂN
Blog chia sẻ tài liệu chuyên ngành Triết học
Tags:
Sau đại học