Giáo trình Triết học
(Dùng cho khối không chuyên ngành Triết học trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ), Hà Nội : Chính trị Quốc gia Sự thật, 2022.
Chương IV: Vai trò của khoa học và công nghệ trong sự phát triển xã hội
3. Khoa học và công nghệ Việt Nam
3.3. Những nguyên nhân
Đối với các thành tựu, nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp là nhờ tầm nhìn của Đảng và Nhà nước trong hoạch định các đường lối, chủ trương, chính sách phát triển khoa học và công nghệ; sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ hoạt động trong các ngành, các lĩnh vực; sự quan tâm đầu tư cho khoa học và công nghệ cũng như các thể chế đổi mới, mở cửa mạnh dạn trong tổ chức, quản lý và hoạt động khoa học và công nghệ. Bên cạnh yếu tố nội lực, bối cảnh và xu thế phát triển của thế giới và khu vực cũng tạo thời cơ và điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ trong nước phát triển.
Đối với các hạn chế, yếu kém của khoa học và công nghệ nước nhà, thì nguyên nhân hàng đầu là việc chậm đổi mới tư duy trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của các cơ quan quản lý và ngay trong đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Quản lý khoa học công nghệ vẫn còn nhiều bất cập, chưa giải phóng được tiềm năng bên trong và thu hút được tiềm năng bên ngoài.
Một nguyên nhân khác là đầu tư cho hoạt động khoa học. Những năm qua, ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học công nghệ tính trên GDP của Việt Nam không thấp so với thế giới. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiễn thì “tổng đầu tư” cho khoa học công nghệ vẫn thấp, chưa thúc ép để hoạt động khoa học đạt tới hiệu quả mong muốn.
Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn thật sự xuất s c còn rất thiếu. Những tổ chức khoa học công nghệ có uy tín cũng chưa đạt đến trình độ các cơ sở nghiên cứu tầm cỡ quốc tế. Các trường đại học đẳng cấp quốc tế chưa có. Nguồn lực khoa học công nghệ vốn còn mỏng lại phân tán, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự phát triển.
TRIẾT HỌC NHÂN VĂN
Blog chia sẻ tài liệu chuyên ngành Triết học
Tags:
Sau đại học