1920: Đại hội II của Quốc tế Cộng sản đã thông qua luận cương về dân tộc
và thuộc địa do V.I.Lênin khởi xướng.
Ngày 1-9-1858: thực dân Pháp nổ
súng xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng. Triều đình nhà Nguyễn từng bước thỏa hiệp
(Hiệp ước 1862, 1874, 1883).
Ngày 6-6-1884 với Hiệp ước Patơnốt (Patenotre) đã đầu hàng hoàn toàn thực
dân Pháp
Từ năm 1897: thực dân Pháp bắt đầu tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa
lớn: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) do toàn quyền Đông Dương
Paul Dou mer (Pôn du me) thực hiện và khai thác thuộc địa lần thứ hai
(1919-1929)
Năm 1862: Pháp đã lập nhà tù ở Côn Đảo để giam cầm những người Việt Nam
yêu nước chống Pháp
Cách mạng tư sản Pháp 1789, phong trào Duy tân Nhật Bản năm 1868, cuộc vận
động Duy tân tại Trung Quốc năm 1898, Cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc năm 1911
Năm 1919: trên chiến hạm của Pháp ở Hắc Hải (Biển Đen), Tôn Đức Thắng
tham gia đấu tranh chống việc can thiệp vào nước Nga Xô viết.
Năm 1923: luật sư Phan Văn Trường từ Pháp về nước và ông công bố tác phẩm
của C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (The Manifesto of the
Communist Party) trên báo La Cloche Fêlée, từ số ra ngày 29-3 đến 20-4-1926, tại
Sài Gòn, góp phần tuyên truyền tư tưởng vô sản ở Việt Nam.
Năm 1885-1896: phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
khởi xướng.
Năm 1896: Cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng thất bại
5/1916: khởi nghĩa của Vua Duy Tân
12/1927 – 2/1930: phong trào tiểu tư sản trí thức của tổ chức Việt Nam
Quốc dân đảng
Năm 1908: Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp trục xuất lưu học
sinh Việt Nam và những người đứng đầu phong trào Đông Du
Năm 1911: Cách mạng Tân Hợi ở
Trung Quốc
Năm 1912: Phan Bội Châu lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội với tôn chỉ
là vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước cộng
hòa dân quốc Việt Nam
Cuối năm 1913: Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt giam tại Trung Quốc
cho tới đầu năm 1917 và sau này bị quản chế tại Huế cho đến khi ông mất (1940)
Năm 1908: vụ chống thuế ở Trung Kỳ
Tháng 12-1907: thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa Trường Đông Kinh Nghĩa Thục
tháng 12-1927: Việt Nam Quốc dân đảng được chính thức thành lập tại Bắc
Kỳ do Nguyễn Thái Học lãnh đạo
Năm 1911: Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước, giải
phóng dân tộc
Đầu năm 1919: Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng
tiến bộ nhất lúc đó ở Pháp
Tháng 6-1919: tại Hội nghị của các nước thắng trận trong Chiến tranh thế
giới thứ nhất họp ở Versailles
18-6-1919” Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội những người An Nam yêu nước ở
Pháp gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam (gồm tám điểm đòi quyền
tự do cho nhân dân Việt Nam)
Tháng 7-1920: Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo L'Humanité (Nhân đạo),
số ra ngày 16 và 17-7-1920
12-1920: Nguyễn Ái Quốc xác định thái độ ủng hộ việc gia nhập Quốc tế Cộng
sản tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tua (Tour)
Ngày 30-6-1923: Nguyễn Ái Quốc tới Liên Xô
17/6 – 8/7/1924: Đại hội V Quốc tế Cộng sản
Từ giữa năm 1921: tại Pháp, cùng một số nhà cách mạng của các nước thuộc
địa khác, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa
Năm 1922: Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp được thành lập,
Nguyễn Ái Quốc được cử làm Trưởng Tiểu ban Nghiên cứu về Đông Dương
Năm 1927: Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa
làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy”
Từ ngày 29-9-1928: Phong trào “Vô sản hóa” do Kỳ bộ Bắc Kỳ Hội Việt Nam
Cách mạng thanh niên phát động
Tháng 11- 1924: Người đến Quảng Châu (Trung Quốc)-nơi có đông người Việt
Nam yêu nước hoạt động-để xúc tiến các công việc tổ chức thành lập đảng cộng sản.
Tháng 2-1925: Người lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm
xã, lập ra nhóm Cộng sản đoàn
Tháng 6-1925: Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
tại Quảng Châu (Trung Quốc), nòng cốt là Cộng sản đoàn
Ngày 21-6-1925: ra số đầu tiên của Báo Thanh Niên, đến tháng 4-1927, báo
do Nguyễn Ái Quốc phụ trách và ra được 88 số. Sau khi Nguyễn Ái Quốc rời Quảng
Châu (4-1927) đi Liên Xô, những đồng chí khác trong Tổng bộ vẫn tiếp tục việc
xuất bản và hoạt động cho đến tháng 2-1930 với 202 số (từ số 89 trở đi, trụ sở
báo chuyển về Thượng Hải)
Năm 1928: Người trở về Châu Á và hoạt động ở Xiêm (tức Thái Lan)
Từ đầu năm 1926: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã bắt đầu phát triển
cơ sở ở trong nước, đến đầu năm 1927 các kỳ bộ được thành lập
Tháng 3-1929: những người lãnh đạo Kỳ bộ Bắc Kỳ (Trần Văn Cung, Ngô Gia
Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu...) họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội,
quyết định lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam
Ngày 17-6-1929: đại biểu của các tổ chức cộng sản ở Bắc Kỳ họp tại số
nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội), quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng
Tháng 11-1929: trên cơ sở các chi bộ cộng sản ở Nam Kỳ, An Nam Cộng sản
Đảng được thành lập tại Khánh Hội, Sài Gòn
Tháng 9-1929: những người tiên tiến trong Tân Việt Cách mạng đảng họp
bàn việc thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
Ngày 23-12-1929: với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn
Ái Quốc đến Hồng Kông (Trung Quốc) triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng
và An Nam Cộng sản Đảng đến họp tại Cửu Long (Hồng Kông) tiến hành hội nghị hợp
nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất của Việt Nam
Thời gian Hội nghị từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930. (Sau này Đảng quyết
nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng)
Đến ngày 24-2-1930: việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính
đảng duy nhất được hoàn thành với Quyết nghị của Lâm thời chấp ủy Đảng Cộng sản
Việt Nam, chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt
Nam
1929-1933:Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
Từ tháng 1 đến tháng 4-1930: bãi công của công nhân nổ ra liên tiếp ở
nhà máy xi măng Hải Phòng, hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn), các đồn điền Phú Riềng, Dầu
Tiếng, nhà máy dệt Nam Định, nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến Thủy
Từ ngày 14 đến ngày 31-10-1930: Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần
thứ nhất tại Hương Cảng tức Hồng Kông (Trung Quốc), quyết định đổi tên Đảng Cộng
sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng
Bí thư của Đảng
10-1930: Luận cương chính trị
Ngày 18-11- 1930: Thường vụ Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị Về vấn đề
thành lập “Hội phản đế Đồng minh”, là tổ chức mặt trận đầu tiên để tập hợp đoàn
kết các giai cấp tầng lớp dân dân tộc, khẳng định vai trò của nhân dân trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc.
3-1935: Đại hội Đảng lần thứ nhất
Tháng 1-1931: Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Thông cáo về việc đế quốc
Pháp buộc dân cày ra đầu thú, vạch rõ thủ đoạn của kẻ thù và đề ra các biện
pháp hướng dẫn quần chúng đấu tranh.
3-1931: Hội nghị Trung ương quyết định nhiều vấn đề thúc đẩy đấu tranh.
Năm 1931: các đồng chí Trung ương bị địch bắt.
18-4-1931: đ/c Trần Phú bị địch bắt tại Sài Gòn
Tháng 5-1931: Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị nghiêm khắc phê phán
chủ trương sai lầm về thanh Đảng của xứ ủy Trung Kỳ và vạch ra phương hướng xây
dựng Đảng
Ngày 11-4-1931: Quốc tế Cộng sản ra Nghị quyết công nhận Đảng Cộng sản
Đông Dương là chi bộ độc lập
6-9-1931: Trần Phú hy sinh ngày tại Nhà thương Chợ Quán (Sài Gòn)
11- 1931: Cuộc đấu tranh phản đối án tử hình Lý Tự Trọng nổ ra ở Khám Lớn
gây náo động cả thành phố Sài Gòn
Ngày 6-6-1931: lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh ở Hồng Kông bắt
giam. Đầu năm 1934, sau khi ra tù, trở lại làm việc ở Quốc tế Cộng sản
(Mátxcơva-Liên Xô).
Đầu năm 1932: theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong cùng một
số đồng chí công bố Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương và các
chương trình hành động của Công hội, Nông hội, Thanh niên cộng sản đoàn…
15-6-1932: Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương
Tháng 3-1933: đồng chí Hà Huy Tập (Hồng Thế Công) đã xuất bản Sơ thảo lịch
sử phong trào cộng sản Đông Dương, bước đầu tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng,
khẳng định công lao và sáng kiến của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập Đảng
Từ ngày 2 đến ngày 9-5-1933: Tòa án Đại hình Sài Gòn mở phiên tòa xét xử
120 chiến sĩ cộng sản, trong đó có các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Diểu, Lê
Văn Lương, Phạm Hùng, Hà Huy Giáp, Bùi Lâm và đày ra Côn Đảo
Đầu năm 1934: theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Ban Chỉ huy ở ngoài
của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập lãnh đạo, chỉ đạo phong trào trong
nước như chức năng, trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương.
7-1935: Quốc tế Cộng sản họp Đại
hội VII tại Mátxcơva (Liên Xô)
từ tháng 5-1935: Mặt trận nhân dân Pháp thành lập do Đảng Cộng sản Pháp
làm nòng cốt, đã giành được thắng lợi vang dội trong cuộc tổng tuyển cử năm
1936, dẫn đến sự ra đời của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp
Ngày 26-7-1936: Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị tại Thượng Hải
(Trung Quốc), do Lê Hồng Phong chủ trì, có Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên dự, nhằm
“sửa chữa những sai lầm” trước đó và “định lại chính sách mới” dựa theo những
nghị quyết của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản
Đồng chí Hà Huy Tập là Tổng Bí thư của Đảng từ tháng 8-1936 đến tháng
3-1938.
Các Hội nghị lần thứ ba (3-1937) và lần thứ tư (9-1937) Ban Chấp hành
Trung ương Đảng
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 3-1938 nhấn mạnh “lập Mặt
trận dân chủ thống nhất là một nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện
tại
Phong trào dân chủ 1936-1939
26-7-1936: Chỉ thị của Ban Trung ương Gửi các tổ chức của Đảng
Tháng 10-1936: văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới
Ngày 5-5-1937: Tổng Bí thư Hà Huy Tập với bút danh Thanh Hương xuất bản
cuốn Tờrốtxky và phản cách mạng phê phán những luận điệu “tả” khuynh của các phần
tử Tờrốtkít ở Việt Nam như Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường,... góp phần xây dựng Đảng
về tư tưởng, chính trị và tổ chức.
Cuốn Vấn đề dân cày (1938) của Qua Ninh (Trường Chinh) và Vân Đình (Võ
Nguyên Giáp) tố cáo tội ác của đế quốc và phong kiến đối với nông dân và làm rõ
vai trò quan trọng của nông dân trong cách mạng. Cuốn Chủ nghĩa Các Mác của Hải
Triều được in và phát hành năm 1938
Từ cuối năm 1937: phong trào truyền bá quốc ngữ phát triển mạnh
Hội nghị Trung ương Đảng (29 - 30-3-1938): quyết định lập Mặt trận Dân
chủ Đông Dương để tập hợp rộng rãi lực lượng, phát triển phong trào. Hội nghị bầu
đồng chí Nguyễn Văn Cừ làm Tổng Bí thư của Đảng.
Năm 1939: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ xuất bản cuốn sách Tự chỉ trích thẳng
thắn chỉ rõ những sai lầm, khuyết điểm, nêu rõ những bài học cần thiết trong
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
9-1939: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
Đến tháng 4-1938: Đảng có 1.597 đảng viên hoạt động bí mật và hơn 200 đảng
viên hoạt động công khai
Tháng 10-1938: Nguyễn Ái Quốc rời Mátxcơva (Liên Xô) trở lại Trung Quốc
trên lộ trình trở về Tổ quốc
Ngày 28-9-1939: Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cấm tuyên truyền cộng
sản, đặt Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội,
đoàn, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội họp và tụ tập đông người…
Tháng 6-1940: Đức tiến công Pháp
Tháng 9-1940: quân phiệt Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và
câu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân
Đông Dương phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”
Tháng 12- 1941: chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ
Ngày 29-9-1939: Trung ương Đảng gửi toàn Đảng một thông báo quan trọng
chỉ rõ: “Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng”
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939) tại Bà Điểm (Hóc Môn,
Gia Định)
Ngày 17-1-1940: Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt. Nhiều đồng chí
Trung ương cũng sa vào tay giặc
Ngày 28-1-1941: lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước và làm việc ở Cao Bằng.
Tháng 5-1941: Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành
Trung ương Đảng
Ngày 27-9-1940: nhân khi quân Pháp ở Lạng Sơn bị Nhật tiến đánh phải rút
chạy qua đường Bắc Sơn-Thái Nguyên, nhân dân Bắc Sơn dưới sự lãnh đạo của đảng
bộ địa phương nổi dậy khởi nghĩa, chiếm đồn Mỏ Nhài, làm chủ châu lỵ Bắc Sơn. Đội
du kích Bắc Sơn được thành lập
23-11-1940: khởi nghĩa ở Nam Kỳ chưa được triển khai thì cuộc khởi nghĩa
đã nổ ra
13-1-1941: một cuộc binh biến nổ ra ở đồn Chợ Rạng (huyện Đô Lương, tỉnh
Nghệ An) do Đội Cung chỉ huy, nhưng cũng bị thực dân Pháp dập tắt nhanh chóng
6-6-1941: Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước: “Trong lúc
quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, chúng ta phải đoàn kết lại đánh
đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng”
Ngày 26-8-1941: thực dân Pháp xử bắn Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Hà
Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai tại Hóc Môn, Gia Định.
6-9-1942: Lê Hồng Phong hy sinh trong nhà tù Côn Đảo.
Tháng 8-1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh trên đường đi công
tác ở Trung Quốc cũng bị quân Trung Hoa dân quốc bắt giữ hơn một năm (từ tháng
8-1942 đến tháng 9-1943)
Ngày 25-10-1941: Việt Minh công bố Tuyên ngôn, nêu rõ: “Việt Nam độc lập
đồng minh (Việt Minh) ra đời”
Tháng 2-1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La (Đông Anh, Phúc
Yên) nay thuộc Hà Nội, đề ra những biện pháp cụ thể nhằm phát triển phong trào
quần chúng rộng rãi và đều khắp nhằm chuẩn bị điều kiện cho cuộc khởi nghĩa
trong tương lai có thể nổ ra ở những trung tâm đầu não của quân thù
Năm 1943: Đảng công bố bản Đề cương về văn hóa Việt Nam, xác định văn
hóa cũng là một trận địa cách mạng, chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới
theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chúng.
Cuối năm 1944: Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam ra đời, thu hút trí thức và
các nhà hoạt động văn hóa vào mặt trận đấu tranh giành độc lập, tự do.
6-1944): Đảng vận động và giúp đỡ một số sinh viên, trí thức yêu nước
thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam. Đảng này tham gia Mặt trận Việt Minh và tích cực
hoạt động, góp phần mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc
Tháng 10-1944, Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào toàn quốc, thông báo chủ
trương của Đảng về việc triệu tập Đại hội đại biểu quốc dân
Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do Võ Nguyên
Giáp tổ chức ra đời ở Cao Bằng
đội đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phai Khắt (25- 12-1944) và Nà Ngần
(26-12-1944)
Ngày 24-12-1944: Đoàn của Tổng bộ Việt Minh do Hoàng Quốc Việt dẫn đầu
sang Trung Quốc liên lạc với các nước Đồng Minh để phối hợp chống Nhật.
Tháng 2-1945: lãnh tụ Hồ Chí Minh sang Trung Quốc tranh thủ giúp đỡ của
Đồng minh chống phát xít Nhật.
Ngày 9-3-1945: Nhật nổ súng đảo chính lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương
Ngày 12-3-1945: Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Nhật, Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta
Ngày 16-4-1945: Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về việc tổ chức Ủy ban giải
phóng Việt Nam
Tháng 5-1945: Hồ Chí Minh về Tân Trào (Tuyên Quang), chỉ thị gấp rút chuẩn
bị đại hội quốc dân, thành lập “khu giải phóng”
Ngày 4-6-1945: khu giải phóng chính thức được thành lập gồm hầu hết các
tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang và một số
vùng lân cận thuộc Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên
Giữa tháng 8-1945: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
9-5-1945: phát xít Đức đầu hàng Liên Xô và Đồng minh
Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống các thành phố Hirôsima (6-8-1945) và
Nagazaki (9-8-1945)
Chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện ngày
15-8-1945
Ngày 12-8-1945: Ủy ban lâm thời khu giải phóng hạ lệnh khởi nghĩa trong
khu.
Ngày 13-8-1945: Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban Khởi
nghĩa toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh
số 1”, phát đi lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
Ngày 14 và 15-8-1945: Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào
Ngày 16-8-1945: Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào
Ngày 16-8-1945: một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ
Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên
Tại Hà Nội, ngày 17-8, Tổng hội viên chức tổ chức một cuộc mít tinh ủng
hộ chính phủ Trần Trọng Kim
Ngày 19-8-1945: cách mạng tháng Tám nổ ra thành công ở Hà Nội
Ngày 23-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên-Huế huy động quần chúng từ
các huyện đã giành được chính quyền ở ngoại thành, kết hợp với nhân dân trong nội
thành Huế xuống đường biểu dương lực lượng. Bộ máy chính quyền và quân đội Nhật
hoàn toàn tê liệt
Ngày 25-8-1945, khởi nghĩa thành công ở Sài Gòn
Ngày 25-8-1945, Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Ủy ban Dân tộc
giải phóng về đến Hà Nội
Trong cuộc họp ngày 27-8-1945, Ủy ban dân tộc giải phóng cải tổ thành
Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch
Danh sách Chính phủ lâm thời được chính thức công bố ngày 28-8-1945 tại
Hà Nộ
Ngày 30-8-1945, tại cuộc mít tinh gồm hàng vạn người tham gia ở Ngọ Môn,
thành phố Huế, Bảo Đại thoái vị và giao nộp ấn, kiếm cho đại diện Chính phủ lâm
thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Ngày 30-8-1945, Hồ Chí Minh mời một số cán bộ trong Ban Thường vụ Trung
ương Đảng và các vị bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời đến trao đổi, góp ý kiến
cho bản dự thảo Tuyên ngôn Độc lập
Ngày 2-9-1945, Lễ độc lập được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba
Đình, Hà Nội