Câu 1. Nhà nước xuất hiện trong hình thái kinh tế - xã hội
nào?
a. Cộng sản nguyên thủy
b. Chiếm hữu nô lệ
c. Phong kiến
d. Tư bản chủ nghĩa
Câu 2. Nguyên nhân trực tiếp của sự hình thành Nhà nước.
a. Do mâu thuẫn giữa LLSX & QHSX
b. Do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
c. Do mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được
d. Do sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
Câu 3. Sự ra đời và tồn tại Nhà nước
a. Là nguyện vọng của giai cấp thống trị
b. Là nguyện vọng của mỗi quốc gia, dân tộc
c. Là một tất yếu khách quan do nguyên nhân kinh tế .
d. Là do sự phát triển của xã hội
Câu 4. Trong các hình thức Nhà nước dưới đây, hình thức nào
thuộc về nhà nước phong kiến
a. Quân chủ lập hiến, cộng hòa đa nghị
b. Quân chủ tập quyền, quân chủ phân quyền
c. Chính thể quân chủ, chính thể cộng hòa
d. Quân chủ chuyên chế.
Câu 5. Chức năng nào là cơ bản nhất trong các chức năng sau
đây của Nhà nước:
a. Đối nội và đối ngoại
b. Chức năng xã hội
c. Chức năng thống trị giai cấp
d. Chức năng đối ngoại
Câu 6. Vấn đề cơ bản nhất của chính trị là:
a. Đảng phái chính trị
b. Chính quyền nhà nước, quyền lực nhà nước
c. Quan hệ giai cấp
d. Lợi ích kinh tế của giai cấp
Câu 7. Nguyên nhân xét đến cùng của những kành động chính trị
trong xã hội
a. Kinh tế
b. Chính trị
c. Tư tưởng
d. Lợi ích
Câu 8. Việc thiết lập chính quyền Nhà nước là nhằm:
a. Phát triển sản xuất
b. Làm cho xã hội tồn tại trong vòng trật tự nhất định
c. Điều chỉnh các quan hệ xã hội
d. Mang lại lợi ích cho nhân dân lao động
Câu 9. Sự ra đời và tồn tại của Nhà nước:
a. Là nguyện vọng của giai cấp thống trị
b. Là nguyện vọng của quần chúng nhân dân
c. Do mâu thuẫn giữa các giai cấp không thể điều hoà được
d. Là do sự phát triển của xã hội
Câu 10. Bản chất của nhà nước là:
a. Là bộ máy trấn áp của giai cấp này đối với giai cấp
khác
b. Là một bộ máy nhằm duy trì trật tự xã hội
c. Là bộ máy quyền lực nhằm bảo vệ lợi ích của mọi giai cấp
d. Là do sự phát triển của xã hội.
Câu 11. Theo quan điểm của triết học Mác - L ênin:
a. Chức năng thống trị
chính trị và chức năng xã hội của nhà nước thống nhất chặt chẽ với nhau
b. Chức năng thống trị chính trị và chức năng thống trị xã hội
của nhà nước độc lập với nhau
c. Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng cơ bản
Câu 12. Bộ máy cai trị của nhà nước bao gồm:
a. Lực lượng vũ trang chuyên nghiệp và hệ thống pháp luật
b. Bộ máy hành chính và hệ thống pháp luật của nó
c. Lực lượng vũ trang chuyên nghiệp và bộ máy hành chính
d. Quân đội, cảnh sát, tòa án
Câu 13. Theo quy luật, nhà nước là công cụ của giai cấp mạnh
nhất, đó là:
a. Giai cấp đông đảo nhất trong xã hội
b. Giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị
c. Giai cấp tiến bộ đại diện cho xã hội tương lai.
d. Cả a và c
Câu 14. Cơ sở của Nhà nước phong kiến
a. Nhà nước phong kiến được xây dựng trên cơ sở độc tài
b. Nhà nước phong kiến được xây dựng trên cơ sở cha truyền
con nối
c. Nhà nước phong kiến được xây dựng trên cơ sở chế độ chiếm
hữu ruộng đất của địa chủ, quý tộc.
d. Cả a và b
Câu 18. Chức năng xã hội của Nhà nước với tư cách là:
a. Một tổ chức xã hội
b. Một cơ quan công quyền
c. Một bộ máy trấn áp
d. Một cơ quan pháp chế
Câu 19. Những yếu tố nào thuộc đặc trưng cơ bản của nhà nước:
a. Nhà nước quản lý dân cư trên 1 vùng lãnh thổ nhất định
b. Là bộ máy quyền lực đặc biệt mang tính cưỡng chế đối với
mọi thành viên trong xã hội
c. Nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng
cường bộ máy cai trị
d. Cả a, b và c.
Câu 20. Chức năng giai cấp của Nhà nước là:
a. Tổ chức, kiến tạo trật tự xã hội
b. Thực hành chuyên chính trấn áp các giai cấp đối lập
d. Quản lý xã hội
Câu 21. Để thực hiện nguyên tắc "Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân, nhà nước XHCN phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây:
a. Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
b. Nhà nước phải được xây dựng dưới hình thức chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa
c. Cả a và b
Câu 22. Đáp án nào sau đây nêu đúng nhất về bản chất của Nhà
nước
a. Cơ quan phúc lợi chung của toàn xã hội
b. Công cụ thống trị áp bức của giai cấp thống trị đối với
toàn xã hội, cơ quan trọng tài phân xử, hòa giải các xung đột xã hội.
c. Là cơ quan quyền lực giai cấp
d. Là một bộ máy quản lý xã hội
Câu 23. Nội dung của việc đổi mới tổ chức và phương thức hoạt
động của nhà nước ta hiện nay là:
a. Dân chủ hoá tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
b. Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ
c. Đảm bảo thống nhất
quyền lực nhà nước trên cơ sở có sự phân công rành mạch các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp
d. Cả a, b và c
Câu 24. Tiêu chí cơ bản
để đánh giá giai cấp cách mạng:
a. Nghèo nhất trong xã hội
b. Bị thống trị bóc lột
c. Có khả năng giải phóng lực lượng sản xuất bị kìm hãm
trong phương thức sản xuất cũ lạc hậu.
d. Có tinh thần cách mạng
Câu 25. Triết học Mác – Lênin khẳng định rằng:
a. Nhà nước là một phạm trù lịch sử
b. Nhà nước sẽ tiêu vong khi có đủ điều kiện
c. Mãi mãi cần đến nhà nước
d. Cả a và b
Câu 26. Bản chất của nhà nước là:
a. Nhà nước là một người trọng tài công minh
b. Nhà nước là bộ máy do giai cấp thống trị lập ra nhằm hợp
pháp hóa và củng cố sự áp bức đối với giai cấp đối lập.
c. Nhà nước là tổ chức phi giai cấp đứng trên xã hội
d. Nhà nước là lực lượng điều hòa xung đột giai cấp.
Câu 27. Nhà nước là một tổ chức chính trị - xã hội nhằm:
a. Bảo vệ cho quyền lợi của mọi người trong xã hội
b. Là tổ chức điều hành những công việc chung của xã hội
c. Là một bộ máy trấn áp của giai cấp này đối với giai cấp
khác.
Câu 28. Chức năng xã hội của nhà nước là:
a. Bảo vệ sự thống trị của một giai cấp đối với toàn xã hội
b. Quản lý những công việc duy trì sự tồn tại và phát triển
xã hội
c. Đàn áp những phong trào đấu tranh của quần chúng
d. Mở rộng xâm lược các nước khác.
Câu 29. Chức nào sau đây không thuộc chức năng đối nội của
Nhà nước:
a. Bảo vệ lãnh thổ quốc gia
b. Duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật
tự khác hiện có trong xã hội theo lợi ích của giai cấp thống trị.
c. Phát triển kinh tế đất nước
d. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
Câu 30. Nhà nước ra đời là để:
a. Điều chỉnh những quan hệ đạo đức trong xã hội
b. Duy trì những phong tục, truyền thống tốt đẹp
c. Làm cho sự xung đột giai cấp diễn ra trong vòng trật tự
nhất định.
d. Phát triển kinh tế, văn hóa .
Câu 31. Trong xã hội, hệ thống thuế khóa do giai cấp thống
trị lập ra là:
a. Sử dụng vào những công việc chung của xã hội
b. Để nuôi sống bộ máy nhà nước
c. Để dùng vào các công việc từ thiện
d. Cả a và b
Câu 32. Những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc trước đây quản
lý xã hội bằng:
a. Sức mạnh của truyền thống, đạo đức và uy tín.
b. Bằng luật pháp
c. Bằng một cơ quan quyền lực đặc biệt
d. Bằng uy quyền của người đứng đầu thị tộc trong bộ lạc
Câu 33. Quan điểm nào sau đây là sai?
a. Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, gắn liền với xã hội
có sự phân chia giai cấp
b. Nhà nước ra đời và tồn tại nhằm thiết lập một trật tự xã
hội, điều hoà lợi ích của các giai cấp
c. Nhà nước là mộtbộ máy chấn áp các giai cấp đối lập với giai cấp thống trị
Câu 34. Sự tồn tại của Nhà nước vô sản là một tất yếu, bởi
vì:
a. Để xóa bỏ tình trạng bóc lột dựa trên chế độ chiếm hữu tư
bản về TLSX.
b. Để đập tan sự phản kháng của giai cấp bóc lột và các thế
lực phản động.
c. Xây dựng một xã hội
công bằng, bình đẳng, không còn áp bức bóc lột .
d. Cả a, b và c.
Câu 35. Những đặc điểm nào thuộc về Nhà nước vô sản:
a. Nhà nước là cơ quan cưỡng chế vừa là cơ quan quản lý kinh
tế, văn hóa, xã hội, cùng một lúc thực hiện hai chức năng: tổ chức xây dựng và
trấn áp.
b. Bảo vệ đường biên giới quốc gia
c. Duy trì trật tự xã hội
d. Thực hiện quyền lực của mình trên cơ sở cưỡng bức của
pháp luật.
Câu 36. Để xây dựng Nhà nước ta thực sự là Nhà nước pháp luật
của dân, do dân và vì dân, cần:
a. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám
sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
b. Đẩy mạnh cuộc chiến tranh chống tham nhũng
c. Cả a và b
Câu 37. Quan điểm nào là quan điểm là đúng nhất trong các
quan điểm sau đây:
a.Nhà nước là một tổ chức chính trị – xã hội để duy trì trật
tự xã hội
b. Nhà nước là một tổ chức dùng để tiến hành quan hệ ngoại
giao với các nước khác trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
c. Nhà nước là một tổ
chức có bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành
viên trong xã hội.
d. Nhà nước là một tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân
dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 38. Những biện pháp cơ bản để hoàn thiện Nhà nước vô sản
là:
a. Thực hiện tốt chức năng giai cấp và chức năng xã hội
b. Cải cách nền hành chính quốc gia
c. Tích cực chống tệ quan liêu, tham nhũng.
d. Cả a, b và c
Câu 39. Những hình thức nào sau đây thuộc về nhà nước vô sản.
a. Công xã Pari năm 1871
b. Nhà nước Xô viết
c. Cả a và b
d. Nhà nước cộng hòa