[tintuc]
[/tintuc]
Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng vào Việt Nam
- Cơ sở hạ
tầng: Hiện nay cơ sở hạ tầng là một kết cấu kinh tế bao gồm nhiều quan hệ sản
xuất khác nhau, đó là quan hệ sản xuất XHCN với các hình thức xí nghiệp, quốc
doanh và kinh tế tập thể, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với hình thức là
các xí nghiệp tư bản tư nhân trong nước và nước ngoài, quan hệ sản xuất hỗn hợp
là các xí nghiệp liên doanh, liên kết giữa nhà nước với tư nhân, giữ cơ sở kinh
tế trong nước và ngoài nước, ngoài ra còn có các loại hình quan hệ sản xuất
khác dưới những hình thức như kinh tế tự nhiên và kinh tế của những người sản
xuất nhỏ. Trong cơ sở hạ tầng này, quan hệ sản xuất chủ nghĩa là nhân tố mới tiến
bộ giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế.
- Kiến trúc
thượng tầng chính trị ở nước ta: Thể hiện ở những quan điểm chính trị và hệ thống
chính trị. Về quan điểm chính trị chúng ta lấy hệ tư tưởng của giai cấp tư sản
là tư tưởng chỉ đạo, đó là học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hệ tư
tưởng này làm kim chỉ nam cho cách mạng nước ta, đã giúp nhân dân ta giành nhiều
thắng lợi trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, cũng như trong quá trình
đổi mới vừa qua, hệ thống chính trị của nước ta là hệ thống chính trị nhất
nguyên, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản, đồng thời hệ thống
chính trị này còn mang tính nhân dân rộng rãi, thể hiện ở việc xây dựng nhà nước
của dân, do dân, vì dân và các tổ chức quần chúng nhân dân có tính chất chính
trị khác nhau.
Về cơ bản,
đó là một hệ thống chính trị lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng
cao của đất nước. Trong thời kỳ đổi mới giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng ngày càng có mối liên hệ nội tạng chặt chẽ hơn. Đó là cơ sở để tạo nên những
thành tựu cơ bản trong thời kỳ đổi mới.
[/tintuc]
Tags:
Tư liệu Mác - Lênin