Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là gì?
Mỗi xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất riêng biệt, một chế
độ kinh tế của một xã hội nhất định. Các quan hệ sản xuất này là hình thức xã hội
của quá trình sản xuất vật chất. Phát hiện ra những quan hệ xã hội vật chất cơ
bản, các nhà kinh điển Mác xít đã đặt cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu xã hội
trên quan điểm duy vật lịch sử và trên quy mô lịch sử nhân loại. Chính trên cơ
sở trừu tượng hoá đó. Mác đã xây dựng một phạm trù khoa học của chủ nghĩa duy vật
lịch sử về xã hội - phạm trù hình thái kinh tế xã hội.
Mác không chỉ nghiên cứu quan hệ sản xuất một cách biệt lập
mà luôn đặt nó trong mối quan hệ với các quan hệ xã hội khác và coi quan hệ sản
xuất là tiêu chuẩn khách quan cơ bản để phân biệt sự khác nhau giữa hình thái
kinh tế xã hội này với hình thái kinh tế xã hội khác, và coi quan hệ sản xuất
là bộ xương của cơ thể xã hội. Mác còn chỉ ra rằng: những quan điểm chính trị,
đạo đức, triết học… cùng với những thể chế tương ứng hình thành trên những quan
hệ sản xuất đó. Những quan hệ sản xuất này hợp thành cơ sở hạ tầng của một xã hội,
tức là cơ sở hiện thực trên đấy xây dựng một kiến trúc thượng tầng. Những quan
hệ sản xuất này tồn tại trên một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất. Hai
mặt này thống nhất trong một phương thức sản xuất và chính nó là nền tảng vật
chất của mọi hình thái kinh tế xã hội.
Lênin đã phát triển và làm phong phú thêm lý luận về hình
thái kinh tế xã hội. "Như vậy, hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù chỉ
xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc
trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất
với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất
ấy".
Như vậy, nói đến mối quan hệ biện chứng giữa QHSX và LLSX,
trước tiên chúng ta cần phải tìm hiểu tại sao sản xuất vật chất là nền tảng của
đời sống xã hội.
Tags:
Tư liệu Mác - Lênin