TS. Nguyễn Thị Hảo, TS. Dương Quốc Quân - Triết học I.Kant về lịch sử (sách chuyên khảo)

TS. Nguyễn Thị Hảo, TS. Dương Quốc Quân - Triết học I.Kant về lịch sử (sách chuyên khảo)

TS. Nguyễn Thị Hảo, TS. Dương Quốc Quân (Đồng chủ biên)
Triết học I.Kant về lịch sử
Nxb Lao Động, Hà Nội, 2016.
 
I.Kant (Immanuel Kant, 1724-1804) đi vào lịch sử tư tưởng triết học nhân loại với tư cách là người sáng lập nền triết học cổ điển Đức. I.Kant đã thực hiện một cuộc cách mạng Copernic trong triết học: hướng triết học từ nghiên cứu tự nhiên sang nghiên cứu con người với tư cách chủ thể và từ nghiên cứu tồn tại sang nghiên cứu hoạt động của con người. Đây là tiền đề lý luận cho quan niệm về hoạt động thực tiễn của con người như nền tảng của đời sống xã hội - thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện. Không chỉ thế, I.Kant còn là người đặt nền móng cho quan niệm biện chứng về thế giới và lịch sử nhân loại - quan niệm mà sau này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa nó đến độ hoàn thiện và triệt để nhất. Triết học Kant là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của nhiều trào lưu, trường phái triết học phương Tây hiện đại. Do vậy, I.Kant có một vị trí quan trọng trong lịch sử triết học của nhân loại. Đây là lý do để chúng ta tiếp tục nghiên cứu di sản triết học của I.Kant, đặc biệt là quan điểm triết học lịch sử vốn chưa được quan tâm thỏa đáng của ông.


Quan điểm triết học lịch sử của I.Kant là một bộ phận hữu cơ của hệ thống triết học Kant. Nó ra đời trong điều kiện xã hội phong kiến Phổ đang rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng và chịu tác động mạnh mẽ từ làn sóng cách mạng tư sản đã diễn ra ở các nước Tây Âu khác. Quan điểm triết học lịch sử của I.Kant phản ánh nhu cầu xây dựng lý luận về tính tất yếu cho bước chuyển của xã hội phong kiến Phổ lên xã hội tư sản nhằm hiện thực hóa các lý tưởng nhân văn. 
 
Nhằm cung cấp thêm tài liệu học tập và nghiên cứu cho sinh viên, học viên cao học các hệ đào tạo ở các trường đại học, học viện về triết học, triết học phương Tây, triết học cổ điển Đức, Nhà xuất bản Lao Động xuất bản cuốn sách Triết học I.Kant về lịch sử (Sách chuyên khảo) của TS. Nguyễn Thị Hảo, TS. Dương Quốc Quân đổng chủ biên.

Nội dung cuốn sách gồm 3 chương: 

Chương 1. Những điều kiện và tiền đề hình thành quan điểm triết học lịch sử của I.Kant;
Chương 2. Quan niệm của I.Kant về bản chất của tiến trình lịch sử nhân loại;
Chương 3. Quan niệm của I.Kant về sự vận động của lịch sử nhân loại.
Xem thêm:
Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích

Hữu ích cho thạc sĩ, nghiên cứu sinh


XEM TỬ VI CÙNG CHUYÊN GIA
Tử Vi trọn đời, Tiền tài - Sự nghiệp, Tình duyên - Hôn nhân, Tử tức, Vận hạn
Đặt lịch xem Tử Vi miễn phí tại >> tuvi.school/p/tu-vi.html
Hoặc liên hệ qua zalo: 0389.235.889 (Mrs. Phượng)