Vai trò của gia đình trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ triết học) (Download)

Vai trò của gia đình trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ triết học) (Download)



Trong quá trình đổi mới đất nước, mỗi người dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng đều cần trau dồi những phẩm chất đạo đức đáp ứng công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. Phẩm chất đạo đức ấy được hình thành và củng cố ngay từ trong gia đình. Song trong điều kiện biến động của xã hội hiện nay, vai trò giáo dục đạo đức, nhất là đạo đức truyền thống gặp nhiều thách thức. Những phẩm chất đạo đức như: kính, hiếu, lễ độ, thật thà, trung thực ...cho đến yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, cần cù, sáng tạo, có kỉ luật cao trong lao động, sống có lương tâm, có trách nhiệm với người khác, với xã hội, sống có nghị lực ... rất cần xây dựng và vun đắp ngay trong gia đình nhưng không hề dễ thực hiện khi có những tác động phức tạp từ xã hội. Đạo đức là phần quan trọng trong việc xây dựng con người mới XHCN. 


Thông qua giáo dục đạo đức trong gia đình, ngay từ khi còn nhỏ, con người đã học được cách điều chỉnh mình, hoàn chỉnh dần nhân cách qua các quan hệ với người khác. Có thể nói rằng, những mầm mống ban đầu của nhân cách, đời sống tình cảm, những quan niệm về cuộc sống... đều được hình thành ngay trong gia đình. Thấy được vai trò quan trọng của giáo dục đạo đức trong gia đình đối với thế hệ trẻ, gần đây nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức quốc tế quan tâm, đặc biệt là UNFPA (quỹ dân số Liên Hợp Quốc, (tên tiêng Anh: United Nations Fund for Population Activities)), UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc ( tên tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)). Ở Việt Nam, giáo dục đạo đức trong gia đình đã trở thành nội dung vô cùng quan trọng được đưa vào giảng dạy ở các nhà trường phổ thông, các trường cao đẳng và đại học. Cũng ngay trong chính gia đình, những kinh nghiệm ứng xử, những giá trị đạo đức truyền thống của ông bà, cha mẹ trở thành căn cứ, thành tấm gương định hướng trong giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Hướng dẫn những hành vi đạo đức nên làm, được làm hay những điều cấm kỵ không được phép trong ứng xử qua cách làm của người lớn, qua những câu chuyện cổ tích mẹ kể con nghe, qua những bài học kinh nghiệm của thế hệ đi trước ngấm dần một cách tự nhiên vào mỗi đứa trẻ và trở thành hành trang của chúng khi trường thành, giúp chúng hòa nhập vào quan hệ xã hội dễ dàng hơn. Trong những hành trang đạo đức mà trẻ được trang bị, có cả những giá trị đạo đức truyền thống mà thành viên nào trong xã hội cũng có thể có, có thể hiểu, vì thế mà dễ dàng chấp nhận. 

Rõ ràng yếu tố đạo đức truyền thống của gia đình có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Tạo ra những người chủ đất nước có đạo đức XHCN để xây dựng CNXH, trong đó có những giá trị đạo đức truyền thống cần được bảo tồn, phát huy và những giá trị đạo đức mới mang tính thời đại trước hết và quan trọng nhất vẫn là gia đình. Trong tác phẩm “Emile hay là về giáo dục” của Rutxo có nói về vai trò của gia đình: “Đứa trẻ được một người cha có óc phán đoán đúng đắn song kiến thức hạn chế giáo dục sẽ tốt hơn là được ông thầy giỏi giang nhất thế giới giáo dục, bởi nhiệt tình hăng hái bù cho tài năng tốt hơn là tài năng bù cho nhiệt tình hăng hái” [94, tr 48]. “Không có bức tranh nào dễ thương hơn bức tranh gia đình nhưng chỉ một nét hỏng khiến mọi nét khác đều xấu xí, biến dạng” [94, tr 49]. “Một người cha khi sinh thành và nuôi dưỡng con cái, chỉ mới thực hiện một phần nhiệm vụ mà thôi. Người cha ấy mắc nợ giống loài những con người, xã hội những con người có tính hợp quần, mắc nợ quốc gia những công dân. Bất kì người nào có thể trả ba món nợ này mà không thực hiện đều có tội và có lẽ mắc tội lớn hơn nếu chỉ trả nửa vời. Ai không thể làm tròn nghĩa vụ làm cha thì không có quyền làm cha. Chẳng có cảnh nghèo nào, công việc nào, sự tôn trọng nào của một người được miễn cho người cha việc nuôi dưỡng con và tự mình dạy dỗ chúng” [94, tr 49]. 


Đối với thế hệ trẻ, Đảng ta khẳng định "Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên” [25, tr 119]. Hiện nay, những tác động đa chiều của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đòi hỏi chúng ta một mặt, phải quan tâm tới phát triển kinh tế xã hội, tạo ra cuộc sống đầy đủ cho nhân dân, mặt khác duy trì và phát huy giá trị đạo đức truyền thống, đặc biệt cho thế hệ trẻ, khắc phục sự suy đồi phẩm chất đạo đức của một bộ phận dân cư đi ngược thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Một trong những biện pháp khắc phục tình trạng suy thái xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là lớp trẻ là chúng ta phải đẩy mạnh hoạt động giáo dục đạo đức truyền thống Việt Nam hiện nay. Có như thế chúng ta mới “hòa nhập mà không hòa tan”, mới kiên định con đường đi lên CNXH với bản chất là "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [25, tr 25]. 

Với quan điểm triết học, muốn làm rõ hiện trạng giáo dục đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ trong gia đình và tìm ra giải pháp khả thi để phát huy tốt hơn nữa những tác động tích cực của nó đối với việc hình thành con người mới XHCN, vì thế tôi đã lựa chọn vấn đề “Vai trò của gia đình trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn cao học của mình. 

Xem thêm:
Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích

Hữu ích cho thạc sĩ, nghiên cứu sinh


XEM TỬ VI CÙNG CHUYÊN GIA
Tử Vi trọn đời, Tiền tài - Sự nghiệp, Tình duyên - Hôn nhân, Tử tức, Vận hạn
Đặt lịch xem Tử Vi miễn phí tại >> tuvi.school/p/tu-vi.html
Hoặc liên hệ qua zalo: 0389.235.889 (Mrs. Phượng)