KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TRIẾT HỌC
ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan phổ biến
hình thành từ những cấu trúc và thuộc tính bên trong vốn có của tất cả các sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan, tạo thành một quy luật cơ bản của thế giới. Quy luật này cho ta biết
nguồn gốc(bên trong) và động lực của sự vận động và phát triển của mọi sự vật. Do vậy, cần
nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn để tạo đà cho sự vật phát triển. Đó chính là sự thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra theo quy luật phá vỡ cái cũ để thiết lập cái mới
tiến bộ hơn. Cũng dựa trên nguyên lý này có thể nhận ra trong nền kinh tế của chúng ta hiện nay
đang tồn tại nhiều mâu thuẫn cần được nghiên cứu và giải quyết một cách đúng đắn để đưa đất
nước phát triển nhanh và bền vững.
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Do vậy, những đặc điểm của giai đoạn quá độ của nền kinh tế nước ta rất cần được nghiên cứu và xem xét một cách sâu rộng. Nhìn nhận, đánh giá được điều này và thấy rõ được những đặc điểm phức tạp của giai đoạn quá độ để nắm bắt và xử lý nó, chúng ta sẽ tránh được những sai lầm chủ quan, nóng vội, duy ý chí hoặc những khuynh hướng cực đoan, máy móc, sao chép nguyên bản kinh tế thị trường từ bên ngoài. Vậy nhìn từ phương diện triết học thì những đặc điểm của nền kinh tế quá độ của nước ta hiện nay là gì?