Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học. Nó là hình thức cao của sự phản ánh của thực tại khách quan, hình thức mà riêng con người mới có. ý thức của con người là cơ năng của cái “ khối vật chất đặc biệt phức tạm mà người ta gọi là bộ óc con người” (theo LêNin).
Tác động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn. Nó không những là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn mà con là động lực thực tiễn. Sự thành công hay thất bại của thực tiễn, tác động tích cự hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên, xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức mà biểu hiện ra là vai trò của khoa học văn hoá và tư tưỏng. Nền kinh tế của nước ta từ một điểm xuất phát thấp, tiềm lực kinh tế- kỹ thuật yếu, trong điều kiện sự biến đổi khoa học- công nghệ trên thế giới lại diễn ra rất nhanh, liệu nước ta có thể đạt đựoc những thành công mong muốn trong việc tạo ra nền khoa học- công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế trong một thời gian ngắn hay không?
Chung ta phải làm gì để tránh được nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi này đặt ra cho chúng ta một vấn đề đó là sự lựa chọn bước đi và trật tự ưu tiên phát triển khoa học- công nghệ trong quan hệ với phát triển kinh tế trong các giai đoạn tới. Như vậy có nghĩa là ta cần phải có tri thức vì tri thức là khoa học. Chúng ta phải không ngừng nâng cao khả năng nhận thức cho mỗi người. Tuy nhiên nếu tri thức không biến thành niềm tin và ý chí thì tự nó cũng không có vai trò gì đối với đời sống hiện thực cả.Chỉ chú trọng đến tri thức mà bỏ qua công tác văn hoá- tư tưởng thì sẽ không phát huy được thế mạnh truyền thống của dân tộc. Chức năng của các giá trị văn hoá đã đem lại chủ nghĩa nhân đạo, tính đạo đức.
Không có tính đạo đức thì tất cả các dạng giá trị ( giá trị vật chất và tinh thần) sẽ mất đi mọi ý nghĩa.Còn cách mạng tư tưởng góp phần làm biến đổi đời sống tinh thần- xã hội, xây dựng mối quan hệ tư tưởng, tình cảm của con người với tư cách là chủ thể xây dựng đời sống tinh thần và tạo ra được những điều kiện đảm bảo sự phát triển tự do của con người.Mà có tự do thì con người mới có thể tham gia xây dựng đất nước. Như vậy, ý thức mà biểu hiện trong đời sống xã hội là các vấn đề khoa học- văn hoá- tư tưởng có vai trò vô cùng quan trọng. Tìm hiểu về ý thức và tri thức để có những biện pháp đúng đắn tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện xã hội.
Chung ta phải làm gì để tránh được nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi này đặt ra cho chúng ta một vấn đề đó là sự lựa chọn bước đi và trật tự ưu tiên phát triển khoa học- công nghệ trong quan hệ với phát triển kinh tế trong các giai đoạn tới. Như vậy có nghĩa là ta cần phải có tri thức vì tri thức là khoa học. Chúng ta phải không ngừng nâng cao khả năng nhận thức cho mỗi người. Tuy nhiên nếu tri thức không biến thành niềm tin và ý chí thì tự nó cũng không có vai trò gì đối với đời sống hiện thực cả.Chỉ chú trọng đến tri thức mà bỏ qua công tác văn hoá- tư tưởng thì sẽ không phát huy được thế mạnh truyền thống của dân tộc. Chức năng của các giá trị văn hoá đã đem lại chủ nghĩa nhân đạo, tính đạo đức.
Không có tính đạo đức thì tất cả các dạng giá trị ( giá trị vật chất và tinh thần) sẽ mất đi mọi ý nghĩa.Còn cách mạng tư tưởng góp phần làm biến đổi đời sống tinh thần- xã hội, xây dựng mối quan hệ tư tưởng, tình cảm của con người với tư cách là chủ thể xây dựng đời sống tinh thần và tạo ra được những điều kiện đảm bảo sự phát triển tự do của con người.Mà có tự do thì con người mới có thể tham gia xây dựng đất nước. Như vậy, ý thức mà biểu hiện trong đời sống xã hội là các vấn đề khoa học- văn hoá- tư tưởng có vai trò vô cùng quan trọng. Tìm hiểu về ý thức và tri thức để có những biện pháp đúng đắn tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện xã hội.