TẢI TÀI LIỆU
Lịch sử triết học phương Tây
Tác giả: Trịnh Đình Thanh
I. Vài nét về hoàn cảnh ra đời sự phát triển của triết học
Hy Lạp cổ đại
Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra
sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội. Đó là sự ra đời của xã hội
có giai cấp đầu tiên trong lịch sử-chế độ chiếm hữu nô lệ.
Hy Lạp cổ đại trước đây là một
vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đất liền và vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển
Egie, vùng duyên hải Ban căng và Tiểu Á.
Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện
cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp
nhận nhiều giá trị văn hoá. Vì vậy, nơi đây đã hội tụ đầy đủ những điều kiện để
tư duy con người có dịp bay bổng, để thoả sức sáng tạo ra những giá trị triết học
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Xứng đáng
là chiếc nôi của nền văn minh Châu Âu và của cả nhân loại. Đúng như Ph.Ăngghen
nhận xét: “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ
thuật và khoa học Hy Lạp, không có chế độ nô lệ thì không có đế quốc La Mã mà
không có cái cơ sở là nền văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu
hiện đại được”.